Đại đức Thích Mẫn Thiện bị yêu cầu phải rời khỏi chùa An Lạc
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Đại đức Thích Mẫn Thiện, trụ trì chùa An Lạc ở tỉnh Hải Phòng đã nhận thông báo từ thành hội Phật Giáo tỉnh, yêu cầu thầy phải rời khỏi chùa này. Đại Đức Mẫn Thiện trước đây tu tập tại chùa Linh Thứu, xã An Phú, quận Bình Long, tỉnh Bình Phước, thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Bấm vào đây để nghe bài này
Hiện nay Thầy là thành viên thuộc giáo hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước thành lập.
Mời quý vị nghe thêm chi tiết về việc đại đức Mẫn Thiện bị trục xuất khỏi chùa, qua phần ghi nhận của Đỗ Hiếu.
Mở đầu cuộc trao đổi với đài Á Châu Tự Do chúng tôi, vị trụ trì chùa An Lạc tự giới thiệu với quý thính giả đang nghe chương trình hôm nay:
“Đại Đức Thích Mẫn Thiện cho biết thầy đang trụ trì chùa An Lạc, ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bão, tỉnh Hải Phòng.”
Kế đó, Đại Đức Mẫn Thiện kể lại về lịch sử ngôi chùa đã có từ nhiều thế kỷ trước. Thầy cho biết việc thuyên chuyển thầy từ Đồng Tháp đến phục vụ tại Chùa An Lạc là hòan tòan hợp pháp:
“Ngôi chùa An Lạc đã được xây dựng từ thế kỷ 16, các cổ tháp bị hư hao, siêu vẹo từ thời Pháp thuộc nên di tích này cần phải được trùng tu và giữ gìn. Hồi năm 2001, theo yêu cầu của nhân dân theo đạo Phật, ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã cấp giấy phép cho tu bổ cơ sở tôn giáo này.
Đại Đức Mẫn Thiện được chuyển từ tỉnh Đồng Tháp đến trụ trì chùa An Lạc với sự đồng thuận của chánh quyền , ban tôn giáo và công an sở tại có biên bản chứng thực hoàn toàn hợp lệ.”
Tuy nhiên vào thời gian gần đây, đại đức Mẫn Thiện không hiểu vì lý do gì mà Thành hội Phật Giáo thuộc tỉnh Hải Phòng ra thông báo khẩn, quyết định trục xuất thầy ra khỏi chùa An Lạc:
“Giờ đây bổng dưng có thông báo của thành hội Phật giáo tỉnh Hải Phòng, mà thầy cho là một mưu đồ, quyết định trục xuất thầy ra khỏi chùa An lạc.
Thầy suy đoán rằng, sở dĩ thầy bị trục xuất khỏi chùa là vì thầy không còn tin tưởng vào giáo hội Phật giáo do nhà nước kiểm soát nửa, mà muốn quay về sinh hoạt với giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một tôn giáo không được chánh quyền công nhận.”
Trước sự việc khó hiểu này, một số Phật Tử trong vùng đã đi cùng với Thầy đến tận Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Phòng để yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề và giải quyết nội vụ , nhưng vẫn chưa có kết quả gì.
Thầy cho biết là muốn trở về sinh hoạt với giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nhất quyết sống chết tại ngôi chùa An Lạc:
“ Một số Phật tử đã đến đồn công an huyện Vĩnh Bão và ra ủy ban nhân dân tỉnh để khiếu nại về quyết định trục xuất vị trụ trì và đòi hỏi công lý. Các cơ quan công quyền này vẫn yên lặng, không chịu xử lý yêu sách của các Phật Tử.
Không những không quan tâm đến lời tố cáo tham nhũng xảy ra tại xã Vĩnh Phong mà công an còn mời thầy tới cơ quan làm việc liên tục mấy ngày qua. Ngoài ra, viên chức địa phương còn mua chuộc các Phật Tử để đuổi thầy ra khỏi chùa An Lạc.”
Khi nói về trường hợp Đại Đức Thích Mẫn Thiện bị trục xuất khỏi chùa An Lạc ở Hải Phòng, ông Võ Văn Ái phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, từ Paris cho đài RFA biết, là ông sẽ trình bày hoàn cảnh khó khăn của thầy trước công luận quốc tế để nhờ can thiệp:
“Đại Đức Thích Mẫn Thiện đang bị sách nhiễu trầm trọng nhưng không được giáo hội Phật giáo do nhà nước quản lý bảo vệ, dù thầy là một thành viên của họ. Vì lẽ đó, Đại Đức xin gia nhập giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Một quan chức bộ Nội Vụ cũng đến hỏi về việc Đại Đức lên tiếng qua các đài phát thanh , báo chí và quyết định gia nhập giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không được nhà nước công nhận.
Đại Đức trả lời với viên chức đó rằng, thầy nhận thấy Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là giáo hội có truyền thống lịch sử và luôn sẵn sàng can thiệp, bảo vệ, bênh vực không những cho Phật Tử mà cả cho những ai bị oan ức.
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đã thành lập hồ sơ để nhờ Liên Hiệp Quốc và chính giới Âu Mỹ can thiệp cho Đại Đức Thích Mẫn Thiện. ”
Xin cám ơn Đại Đức Thích Mẫn Thiện và ông Võ Văn Ái đã dành thời giờ cho cuộc trao đổi hôm nay.
0 comments: span.fullpost {display:inline;}
Post a Comment